24 thg 1, 2019

Kỷ Hợi nói chuyện Sự tích con heo (theo truyện cổ tích Việt Nam)




Ngày xưa có một gia đình nông dân sống rất nhân hậu. Vợ chồng cày sâu cuốc bẫm, tiết kiệm giúp đỡ người nghèo. Họ đã tạo được trâu khỏe, ruộng tốt, cất được 5 gian nhà gỗ lim, vườn cau, ao cá. Cuộc sống tưởng thế đã thanh nhàn. Nhưng oái oăm thay, vợ chồng lại không có mụn con nào. Vợ chồng buồn rầu. Làng xóm chế giễu. Mỗi lần như thế, hai vợ chồng lại tìm thầy tìm thuốc tốn kém vô kể. Một hôm có người mách:
– Ông bà có con phải cầu tự. Nghĩa là phải làm một chuyện gì đó để lại công đức cho thần thánh, cho người đời.
Hai vợ chồng từ đó đêm nào cũng trằn trọc tìm việc làm công đức. Người chồng đề nghị còn bao nhiêu vốn liếng xây dựng một ngôi đền. Người vợ đồng ý và ngay ngày hôm sau ra sông mua gỗ. Ba tháng sau, ngôi đền uy nghi mọc giữa thôn Đoài. Các vị thần: Của cải, Trí tuệ, Sức khỏe, Ăn chơi đã tụ tập về. Ai ước nguyện thế nào thì được thế ấy.

4 thg 2, 2018



                           CON CÚN NHÀ TÔI
                  ( Đăng trong  tạp chí văn nghệ)

           

    Mấy ngày qua, mẹ tôi xin bên hàng xóm một con chó con độ chừng hơn một tháng rưỡi tuổi. Bà tôi đặt tên cho nó là Cún.
    Lại lấy cái lẻ tre đo dài bằng đuôi  chó rồi mang cả chó ra ngoài xa, cặm lẻ xuống đất, bảo lúc nào Cún đi ỉa thì ra chổ bà cặm cái que này nhé. Thả Cún xuống, nó loay hoay hít hít ngưởi ngưởi. thế rồi cu cậu chạng chân ra tè một lúc. Miệng hít hít , cái đuôi ve vẩy, bốn chân bươi dỡn trong có vẽ đắc chí lắm.
   Tôi vừa chạy vào nhà  vừa húyt sáo miệng Cún cũng chạy thục mạng theo. Trong Cún thật vui đáo để. Thế rồi hàng ngày, Đúng ư như Cún biết vâng lời. Hay quá. Lúc nào Cún đau bụng đi ỉa là chạy ra chỗ đó tìm cái lẻ rồi mới tương.
    Cún đực nhanh nhẹn, Tôi sáu tuổi, Cún tháng rưỡi mà trông khôn ngoan hơn tôi nhiều, chạy nhảy suốt ngày. Bộ lông đen mượt như  nhung. Giữa đầu có đám lông trắng chạy thẳng từ sóng mũi lên đến thiên đình, vẽ khuôn mặt ra hai phía đều đặn, trông thật oai vệ. Hai mắt đen lánh. Ban đêm trời tối nhìn tưởng như hai hạt kim cương sáng quắc.  Cái mũi ướt ướt dễ thương quá.

Nhớ xuân

Em đã đưa xuân đi về ngoài đó
Sót lại đây một chút heo may
Đôi tay vắng mơ tìm nơi trú gió
Giọt mưa buồn trên tóc lất phất bay...

17 thg 1, 2018

Tết nguyên đán

Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.
Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân. Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh…
Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác.
Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết Nguyên Đán - ảnh 1
Nguyên nghĩa của chữ “Tết” chính là “tiết”. Hai chữ “Nguyên Đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán” (Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên).
Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên Đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.
Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán
Nguồn gốc của tết vẫn còn đang được tranh cãi đó, nhưng hầu hết thông tin đều cho rằng ngày tết Nguyễn Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm bắc thuộc. Nhưng theo sự tích "Bánh chưng bánh dày" thì người Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm bắc thuộc.
Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết Nguyên Đán - ảnh 2
Có thể thấy tết ở Việt Nam đã có từ rất lâu, trước thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ: "Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này". Như vậy có có thể nói Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam.
Tết của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc có ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng của hai quốc gia.
Ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam
Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh. Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết – do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông – có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính.
Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời… người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.
Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết Nguyên Đán - ảnh 3
Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bệnh nhân với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri…
Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết Nguyên Đán - ảnh 4
Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.
Từ đây cho đến hết Tết, khói hương trên bàn thờ gia tiên quyện với không khí thiêng liêng của sự giao hòa vũ trụ làm cho con người trở nên gắn bó với gia đình của mình hơn bao giờ hết. Để sau Tết Nguyên Đán, cuộc sống lại bắt đầu một chu trình mới của một năm. Mọi người trở về với công việc thường nhật của mình, mang theo những tình cảm gia đình đầm ấm có được trong những ngày Tết để hướng đến những niềm vui trong cuộc sống và những thành công mới trong tương lai.

Tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và “làm mới” mọi việc. Việc làm mới có thể được bắt đầu về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế tủ giường được lau chùi sạch sẻ. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa và mặc quần áo mới. Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn… Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba ngày Tết, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối quan hệ được tốt đẹp.
Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết Nguyên Đán - ảnh 6
Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.
Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi; còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được báo hiếu và hưởng ân phúc.
Người Việt chọn ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên qua những buổi tiệc chiêu đãi hoặc quà thưởng để ăn Tết…
B.M

16 thg 1, 2018

Chó

(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Chó là loài động vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa cách đây 15.000 năm vào cuối Kỷ băng hà.[1] Tổ tiên của loài chó là chó sói. Loài vật này được sử dụng để giữ nhà hoặc làm thú chơi. Trong các từ ghép Hán Việt chó được gọi là "cẩu" (狗) hoặc "khuyển" (犬). Chó con được gọi là "cún". Vì chó trông giống con cầy nên chó còn được gọi là "cầy". Họ chó có tên khoa học là Canidae (tiếng Latinh canis có nghĩa là chó) gồm khoảng 37 loài: chó sói, chó sacan, cáochó rừng và các giống chó nhà. Tất cả các thành viên trong họ chó đều là loài ăn thịt và thích nghi đặc biệt để săn mồi. Răng của chúng dùng để giết mồi, nhai thịt và gặm thịt, thỉnh thoảng để cắn nhau.
Các giác quan như thị giác, thính giác và khứu giác phát triển mạnh: Chó có mắt to, tai dựng và mũi nhạy, nhờ đó chúng có thể theo dấu con mồi thành công, dù là săn đơn độc hay theo bầy.Tất cả các loài chó trừ chó bụi rậm Nam Mỹ đều có chân dài thích nghi với chạy nhanh khi săn đuổi mồi. Chó là loài "đi bằng đầu ngón chân" và có các bàn chân đặc trưng, năm ngón ở chân trước và bốn ngón ở chân sau. Đôi khi có trường hợp chó nhà có năm ngón ở chân sau (móng thứ năm gọi là móng huyền). Chó rừng có đuôi dài, lông dày, thường đồng màu và không có đốm sọc.
Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói là một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước. Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám. Vào cuối kỳ Băng hà, cách đây khoảng 40.000 năm, chó sói và người chung sống với nhau thành nhóm săn mồi theo bầy. Chó sói và người thường tranh nhau con mồi, thậm chí còn giết nhau. Nhưng hẳn là chó sói đã bắt đầu tìm bới những mẩu thức ăn thừa do con người bỏ lại. Con người đã thuần hóa chó sói con và qua lai giống nhiều thế hệ, chó sói tiến hóa thành chó nhà.

Năm Mậu tuất nói về thịt chó

Thịt chó có phải món ăn truyền thống của người Việt ?

thit cho 2.png
Tôn Thất Thọ

Trong tập sách Món ngon Hà Nội, khi đề cập món thịt chó, nhà văn Vũ Bằng đã viết:
       “Ngả con cầy ra đánh chén! “Sống ở trên đời, ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có hay không?”.
     Thôi thì được ngày nào hãy cứ biết chiều ông thần khẩu ngày ấy đã, sau ra sao sẽ liệu. Ấy thế mà chưa biết chừng ăn một bữa cầy vào, cái vận mình nó lại chuyển hung thành cát, chuyển đen thành đỏ thì lại càng hay, chớ có sao đâu?
   Thật vậy, thịt cầy ở nước ta không phải là một món ăn như thịt dê, thịt lợn, nhưng nó lại còn là một niềm tin tưởng trong dân gian nữa.
    Vận đương xúi quẩy, ăn một bữa thịt chó vào, người ta rất có hy vọng giải đen. Đánh bạc thua liền ba đêm, này! Ăn một bữa thịt chó, có người gỡ lại hết cả tiền thua, mà lại còn được thêm là khác. Thử hỏi trong tất cả các món ăn trên thế giới có món ăn nào khả dĩ lại di chuyển được vận hạn của con người đến thế hay không?
     Nhưng dẫu sao, chuyện di chuyển vận hạn cũng là chuyện của tương lai huyền bí. Nói ngay chuyện thiết thực ở trước mắt mà chơi.” 
            Trên website MonngonHanoi.com, một bài viết có đoạn với nội dung tương tự: 
      “Trước tiên đó là thói quen “giải đen” cuối tháng bằng thịt chó. Người Việt kiêng không bao giờ ăn thịt chó vào ngày đầu năm, đầu tháng, song họ tin rằng ăn thịt chó vào những ngày cuối năm, cuối tháng lại có thể xua đi vận đen đủi, “rửa sạch” rủi ro để bước sang năm mới may mắn hơn. Sang đến đầu tháng người ta thường ăn những món ăn như tiết canh với màu đỏ của huyết hi vọng cả tháng sẽ gặp nhiều điềm lành.

6 thg 12, 2017

Những điều độc đáo về ngày Giáng sinh trên thế giới

Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas hay Xmas (từ tiếng Pháp Noel, là viết tắt từ gốc Emmanuel, nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta") là lễ kỷ niệm ngày Chúa Jesus thành Nazareth ra đời của phần lớn người Cơ Đốc giáo.
Vào dịp lễ, các nhà thờ được trang hoàng lộng lẫy với đèn, ngôi sao, hoa và hang đá biểu tượng cho nơi Thiên Chúa sinh ra tại Bethlehem và đều có buổi lễ đặc biệt đón mừng ngày sinh của Chúa.
Trong đêm giáng sinh thì có ông già Noel ngồi trên chiếc xe trượt tuyết do tuần lộc kéo, đi khắp nơi tặng quà trẻ em. Những món quà được ông già Noel bỏ vào những chiếc tất treo đầu giường và sáng hôm sau, khi thức dậy, trẻ em rất sung sướng khi được nhận quà.
Giáng sinh năm nay đang đến rất gần với tất cả mọi người trên khắp hành tinh này và tại mỗi quốc gia, khu vực đều có cách đón Giáng sinh theo nét văn hóa truyền thống riêng của mình.
Ý:
Những điều độc đáo về ngày Giáng sinh trên thế giới - 1
Theo tục lệ truyền thống, vào đêm sau ngày lễ Noel, không phải ông già Noel mà là bà già Noel tên là Strega Buffana sẽ đến thăm trẻ em. Truyền thuyết kể rằng bà Noel là một bà lão cau có, mặc áo choàng đen, ăn vận giống phù thủy. Nhưng dù mang vẻ bề ngoài là một hình ảnh bà già cau có, bẩn thỉu, Strega Buffana mang cả hai tính cách: tốt bụng và xấu tính. Bà bay quanh nước Italia trên một cây chổi và tặng đồ chơi, kẹo, trái cây cho những trẻ em ngoan, đồng thời cũng phạt những đứa trẻ không ngoan.
Australia:
Những điều độc đáo về ngày Giáng sinh trên thế giới - 2
Xe trượt tuyết của ông già Noel được kéo bởi tám con kangaroo trắng. Một trong những sự kiện nổi bật không thể thiếu trong những ngày này là “Đêm đốt nến hát Thánh Ca mùa Giáng sinh” (Carols By Candlelight).
Sự kiện này bắt nguồn từ thành phố Melbourne vào năm 1937 và được duy trì cho đến ngày nay. Hàng ngàn người tụ tập cùng hát vang những bài Thánh Ca với ngọn nến trong tay, truyền đi thông điệp “hòa bình trên khắp trái đất và niềm vui đến mọi nhà.” Ngày Giáng sinh ở Australia còn là ngày truyền thống của việc tặng quà và các sự kiện thể thao diễn ra như thi bóng chày và đua thuyền buồm.
Ấn Độ - cây chuối Noel:
Những điều độc đáo về ngày Giáng sinh trên thế giới - 3
Tại Ấn Độ, chỉ khoảng 2.3% dân số theo đạo Thiên chúa, nhưng bởi dân số hơn 1 tỉ người nên số người theo đạo lên tới 25 triệu. Cũng như mọi nơi khác trên thế giới, Giáng sinh là thời gian sum vầy và tặng quà nhưng chỉ có điều người Ấn Độ không trang trí cây thông. Thay vào đó, họ trang trí cây chuối hoặc xoài.
Điều đó có nghĩa là vào dịp Giáng sinh, bạn sẽ thấy trên đường phố các cây xoài và chuối được trang trí rực rỡ. Người dân thậm chí còn sử dụng lá của những cây này để trang trí nhà của họ.
Ukraina - Giáng sinh nhện:
Những điều độc đáo về ngày Giáng sinh trên thế giới - 4
Người Ukraina trang trí cây Giáng sinh của mình với những chú nhện và mạng nhện giả. Họ tin rằng chú nhện giăng tơ trên cây thông Giáng sinh vào ban đêm và ánh sáng ban ngày sẽ biến mạng nhện thành bạc. Việc tìm thấy một chú nhện sống vào sáng Giáng sinh được coi là may mắn.
Venezuela:
Những điều độc đáo về ngày Giáng sinh trên thế giới - 5
Vào đêm Giáng sinh, các đường phố của Caracas, Venezuela sẽ cấm xe cộ đi lại để mọi người có thể trượt pa-tin hoặc trượt ván tới nhà thờ.
Arizona:
Những điều độc đáo về ngày Giáng sinh trên thế giới - 6
Hàng năm, Câu lạc bộ súng Scottsdale tổ chức đêm hội “Ông già Noel và Súng”. Đây là dịp các gia đình có thể chụp ảnh với ông già Noel và khẩu súng AK-47.
Tây Ban Nha
Những điều độc đáo về ngày Giáng sinh trên thế giới - 7
Trước Giáng sinh, người dân tại Catalonia (Tây Ban Nha) sẽ trang trí một khúc gỗ nhỏ như một nhân vật hoạt hình với chiếc mũ xinh xắn và miệng cười thật tươi. “Khúc gỗ” sinh động này xuất hiện trong mỗi gia đình vào khoảng hai tuần trước lễ Giáng sinh và được chăm sóc một cách đặc biệt với khẩu phần ăn hàng ngày, gồm bánh kẹo và hoa quả. Vào đêm Giáng sinh, các thành viên trong gia đình sẽ dùng chiếc gậy đánh vào nhân vật bằng gỗ này và cùng nhau ngân nga bài hát mừng Giáng sinh truyền thống.
Áo – Đức – Noel quỷ đáng sợ:
Những điều độc đáo về ngày Giáng sinh trên thế giới - 8
Krampus được coi là ông già Noel của trẻ em Áo, Đức và nó theo đúng nghĩa đen là một con quỷ. Trẻ em Áo, Đức được bố mẹ kể rằng nếu chúng nghịch ngợm thì quỷ Krampus sẽ bắt chúng xuống địa ngục vào đêm Giáng sinh. Còn nếu trẻ em ngoan, Krampus sẽ đối xử tốt.
Nam Phi:
Những điều độc đáo về ngày Giáng sinh trên thế giới - 9
Tại Nam Phi, trẻ em được kể câu chuyện về Danny - cậu bé bị bà mình giết chết vì ăn kẹo dành cho ông già Noel.
Mỹ:
Những điều độc đáo về ngày Giáng sinh trên thế giới - 10
Người dân Mỹ có truyền thống mặc đồ ông già Noel rồi cùng nhau uống say bí tỉ mỗi dịp Giáng sinh.
Slovakia:
Những điều độc đáo về ngày Giáng sinh trên thế giới - 11
Tại Slovakia, trong đêm Giáng sinh người đàn ông lớn tuổi nhất gia đình sẽ múc một thìa bánh pudding loska rồi hất nó lên trần nhà. Miếng bánh pudding này càng dính chặt trên trần thì gia đình sẽ càng nhận được nhiều may mắn trong năm mới.
Nhật Bản:
Những điều độc đáo về ngày Giáng sinh trên thế giới - 12
Người Nhật Bản sử dụng thiệp Giáng sinh màu trắng thay vì màu đỏ, do màu đỏ là màu truyền thống sử dụng cho thiệp mời đám tang.
Canada:
Những điều độc đáo về ngày Giáng sinh trên thế giới - 13
Theo Bưu điện Canada, địa chỉ của ông già Noel là Ông già Noel Bắc cực, Canada. Bất kỳ bức thư nào gửi tới địa chỉ trên sẽ được mở ra và hồi đáp bởi các nhân viên bưu điện.
Theo Ngọc Trâm (Một thế giới)